VNTB- Tử huyệt kinh tế Trung Quốc bắt đầu lộ ra
Minh Quân (VNTB) - Như một thói quen suy luận ngược, gần như bất kỳ vấn đề gì mà một chính quyền độc trị cấm cản thông tin thì đó chín...

http://www.vietnamthoibao.org/2018/10/vntb-tu-huyet-kinh-te-trung-quoc-bat-au.html
Minh Quân
(VNTB) - Như một thói quen suy luận ngược, gần như bất kỳ vấn đề gì mà một chính quyền độc trị cấm cản thông tin thì đó chính là thực trạng trầm trọng của chính quyền đó.
Đầu tháng Mười năm 2018, tờ The New York Times International của Mỹ đã có được trong
tay một chỉ thị của chính phủ Trung Quốc gửi cho các
nhà báo ở nước này ngay tuần trước đó - quy định rõ 6 chủ đề kinh tế cần phải
được “quản lý”. Trong bài ‘Trung Quốc kiểm duyệt các tin tức thất lợi về kinh tế’,
The New York Times International đã công khai 6 chủ đề đó, bao gồm:
1
– Các dữ liệu tồi tệ hơn dự kiến có thể cho thấy nền kinh tế đang chậm lại.
2
– Các nguy cơ về các khoản nợ của các cấp chính quyền địa phương.
3
- Tác động của cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.
4 – Các dấu hiệu suy giảm niềm tin
của người tiêu dùng.
5 – Các nguy cơ lạm phát, hoặc tăng
giá cùng với sự tăng trưởng kinh tế chậm lại.
6 – Các vấn đề thời sự nóng bỏng cho
thấy những khó khăn của cuộc sống của người dân.
Có thể cho rằng đây là một trong lần hiếm hoi mà
báo chí quốc tế phát hiện được một văn bản chỉ thị của chính phủ Trung Quốc
liên quan đến tính đặc biệt nhạy cảm về kinh tế.
Như
một thói quen suy luận ngược, gần như bất kỳ vấn đề gì mà một chính quyền độc
trị cấm cản thông tin thì đó chính là thực trạng trầm trọng của chính quyền đó.
‘Tăng
trưởng kinh tế chậm lại’ - như khái niệm trong bản chỉ thị của chính phủ Trung
Quốc - hoàn toàn có thể được hiểu là nền kinh tế nước này về thực chất đã rơi
vào suy thoái khi GDP giảm trong hai quý hoặc hai năm liên tiếp.
Còn
nợ của các chính quyền địa phương thì lại gắn liền với nợ xấu và nợ công quốc
gia - một quốc nạn của Trung Quốc.
Có
một tử huyệt của nền tài chính Trung Quốc mà chính quyền nước này chưa bao giờ
dám công bố: tỷ lệ nợ công quốc gia vọt lên đến 237% GDP, tức đến 28 ngàn tỷ
USD vào năm 2016 - theo phân tích của tờ Financial Times vào tháng 4/2016 -
vượt xa tỷ lệ nợ của các nước đang phát triển khác. Tình trạng này có thể dẫn
đến khủng hoảng tài chính hoặc trì trệ kinh tế kéo dài ở Trung Quốc.
Tất
nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc hoàn toàn có thể tự an ủi rằng họ có một kho dự
trữ ngoại hối lớn nhất thế giới - lên đến 4.000 tỷ USD vào năm 2016 và giảm
xuống còn khoảng 3.000 tỷ USD vào năm 2018. Chỉ có điều, con số 3.000 - 4.000
tỷ USD này chỉ bằng 1/7 - 1/9 so với gánh nặng nợ công 28 ngàn tỷ.
Vào
đầu năm 2017, đã có những phản biện mới nhất về thực chất nền kinh tế Trung
Quốc đến từ ông Gordon G. Chang, tác giả của cuốn sách Sự sụp đổ sắp đến của
Trung Quốc. Vị luật sư kiêm nhà bình luận người Mỹ này nhận định “kinh tế Trung
Quốc sắp rơi tự do” trong một cuộc phỏng vấn mới đây với trang Đại Kỷ Nguyên,
theo đó ông cho rằng Trung Quốc chỉ ổn định trên bề mặt trong năm 2017, nhưng
tiềm ẩn bất ổn thực sự dưới bề mặt.
Hai
thông tin đặc biệt mà ông Gordon G. Chang cho biết là: Trong năm 2015, luồng
vốn chuyển ra nước ngoài là cao chưa từng thấy, từ 900 tỷ đến 1.000 tỷ USD; và
theo nguồn tin của ông, chỉ có 500 tỷ USD trong số 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại
hối là còn có thể sử dụng được. Cũng theo ước tính của ông, Trung Quốc chỉ còn
1,5 nghìn tỷ USD tiền khả dụng để bảo vệ đồng Nhân dân tệ…
Vào
năm 2018, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mới chỉ đi vài bước khởi đầu, nhưng
đã có quá nhiều dự đoán từ giới phân tích rằng Bắc Kinh hầu như không thể có
được xác suất thoát hiểm trong cuộc chiến này.
Nếu
Trung Quốc thua trận trước Hoa Kỳ, xuất khẩu sẽ còn giảm, kéo theo xuất siêu
giảm, và tất yếu dẫn đến GDP giảm cùng gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc,
tạo thêm bất ổn xã hội tại nước này. Cũng theo đó, quỹ dự trữ ngoại hối sẽ khó
cầm cự được ở ngưỡng 3.000 tỷ USD. Còn môi trường đầu tư nước ngoài sẽ còn bị
thoái vốn mạnh hơn nữa mà có thể đẩy kinh tế Trung Quốc trở về thời trước khi
tăng trưởng nóng cách đây vài chục năm.
Tử
huyệt kinh tế Trung Quốc bắt đầu lộ ra lại bằng chính bản chỉ thị ‘lạy ông tôi
ở bụi này’ của chính phủ Trung Quốc.
2 nhận xét
Trận chiến với TQ là trận chiến với ma quỷ nên phải đánh dữ dội, đánh toàn diện, đánh thận trọng, và tất nhiên càn phải biết nhìn xa nhẫn nại đánh sâu vào tử huyệt ... nói chung ăn sổi ăn nóng ăn ngay là rất dễ bị lạc hướng tổn sức và sơ hở. Đánh gục TQ và tạo ra nội loạn. Việc thay đổi thể chế chính người TQ phải làm, bên ngoài không thể làm thay.
Tử huyệt của TQ là tài chính và lòng dân, phải xé TQ thành nhiều mảnh để triệt xoá các nguồn lực gây chiếm xâm lấn bành trướng.
Đây là cuộc chiến lâu dài của cả thế giới không riêng gì nước Mỹ.
Mỹ rất sợ Hoa lục có dân chủ. Vì Mỹ biết có dân chủ thì Hoa lục thống nhất với Đài loan tao ra một TQ siêu cường có biển TBD Mỹ không khống chế được. Sau sự kiện Thiên An Môn, Tàu+ đang bên bờ vực sụp đổ do suy thái kinh tế và Mỹ đã ra tay đầu tư ồ ạt vào Hoa lục vực dậy Trung cộng có kinh tế thứ hai TG. Mỹ biết rằng thể chế CS sẽ không đưa TQ vượt Mỹ nên đừng có hy vọng Mỹ sẽ diệt CS TQ.
Đăng nhận xét